[99% các Spa đang mắc phải – Hãy đọc kỹ] Kinh doanh Spa Đừng để mất sạch tài sản tích cóp, gánh thêm nợ vì chưa rõ luật.
Spa là thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài nên khi sử dụng tại Việt Nam, nó làm cho nhiều người nhầm tưởng và hiểu sai về mặt pháp lý đối với hoạt động kinh doanh này. Theo Quyết định Số 337/QĐ-BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư Về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, có 02 mã ngành liên quan đến spa, bao gồm:
96100 Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao): Nhóm này gồm: Dịch vụ tắm hơi, massage, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phẫu thuật (đánh mỡ bụng, làm thon thả thân hình…)
963: Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác chưa được phân vào đâu 9631 – 96310: Cắt tóc, làm đầu, gội đầu: Nhóm này gồm: (1) Cắt tóc, gội đầu, uốn, sấy, nhuộm tóc, duỗi thẳng, ép tóc và các dịch vụ làm tóc khác phục vụ cả nam và nữ; (2) Cắt, tỉa và cạo râu; (3) Massage mặt, làm móng chân, móng tay, trang điểm…
Kinh doanh Spa Đốt sạch tài sản tích cóp, gánh nợ tiền tỷ vì chưa rõ luật
“Cách đây 1 năm, chị Loan dồn hết tiền của mà chị tích cóp trong 5 năm trời để mở Spa. Thế nhưng, khi mở Spa chưa tìm hiểu về luật, lao vào pháp lý số tiền tiết kiệm được mất sạch, phải đóng cửa Spa thậm chí chị còn gánh thêm nợ.
Dưới đây là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Loan 33 tuổi ở Long Biên, Hà Nội về câu chuyện kinh doanh Spa thất bại của mình,
[sociallocker]
Tôi là một Giáo Viên làm việc cho một công ty ở Hà Nội với mức lương 10 triệu đồng/tháng, chồng tôi cũng công tác tại một doanh nghiệp nước ngoài, lương 25 triệu đồng/tháng. Mỗi tháng, chồng tôi chuyển cho tôi 15 triệu để tôi lo chi phí sinh hoạt cho gia đình. Thế nên, tiền lương của tôi đều gửi tiết kiệm vì hầu như không phải tiêu đến.
Tích cóp được 5 năm, tôi để ra được khoản tiền 600 triệu đồng. Cầm số tiền trong tay, tôi nghĩ nếu chỉ làm công ăn lương mãi như thế này thì có thể sống dư giả chứ không thể giàu được. Muốn giàu thì phải đầu tư làm ăn. Đang trong lúc cân nhắc nên đầu tư gì với số tiền 600 triệu đồng của mình, tôi được bạn bè gợi ý mở spa làm đẹp vì nhu cầu làm đẹp của chị em giờ tăng cao. Thực tế, những năm gần đây, bản thân tôi cũng thường xuyên đến spa để chăm sóc da, làm đẹp. Đặc biệt, đứa bạn hồi cấp 3 của tôi chỉ mở một spa nhỏ tại gia mà mỗi tháng cũng kiếm được 25-35 triệu đồng.
Thấy bạn bè nói có lý, tôi quyết định tìm hiểu thêm về lĩnh vực này. Hai tháng sau, tôi khai trương spa của riêng mình. Tôi dùng toàn bộ số tiền mình có để thuê một căn nhà mặt phố 4 tầng với giá 30 triệu đồng/tháng, hợp đồng ký luôn 1 năm (hết 360 triệu đồng). Số tiền còn lại tôi đầu tư tân trang lại ngôi nhà theo đúng phong cách spa sang chảnh, mua thiết bị máy móc, mua mỹ phẩm các loại.
Tiền đầu tư để mở một spa hết khoảng 800 triệu đồng (phải đi vay thêm 200 triệu) tính đến hôm khai trương. Riêng về thợ làm, tôi thuê một người có tay nghề cao để vừa quản lý cửa hàng, vừa tư vấn cho khách hàng với mức lương 20 triệu đồng/tháng, ngoài ra còn được ăn phần trăm doanh thu hàng tháng từ spa. Tôi cũng thuê thêm 5 thợ phụ với lượng cứng 5 triệu đồng/tháng.
Tháng đầu tiên công việc làm ăn khá thuận lợi vì đang chạy khuyến mãi khai trương, bạn bè, người thân đến ủng hộ cũng nhiều. Thế nên, doanh thu tháng đó lên tới 130 triệu đồng. Trừ đi các chi phí tôi cũng bỏ ra được 40 triệu đồng.Thấy làm ăn được tôi tiếp tục vay của người thân thêm 800 triệu nữa để đầu thư thêm một số máy móc hiện đại. Spa của tôi, ngoài các dịch vụ từ chăm sóc da, tóc, trị tàn nhang, nám,… nay bắt đầu làm thêm phun xăm chân mày, phun xăm môi, nhấn mí, cắt mí,… Tuy nhiên, thợ chỉ làm dịch vụ cơ bản, còn các dịch vụ khác mỗi khi có khách tôi phải thuê thợ bên ngoài về làm rồi ăn chia phần trăm.
Ngoài ra, tôi nhập thêm lô mỹ phẩm các loại để làm để làm dần cho khách vì nhập nhiều giá sẽ rẻ hơn nhập lẻ. Để có khách, tôi tích cực quảng cáo trên facebook, trên các trang mạng, phát tờ rơi.
Thế nhưng, tôi đã tính sai một bước, khi Spa bắt đầu mở rộng hơn. Thanh tra ngành tới làm việc Spa, Tôi bắt đầu cuống lên vì thiếu các giấy tờ pháp lý. Do trước giờ tôi chỉ bỏ tiền đầu tư, chưa lo đến vấn đề pháp lý, Hàng ngày, tôi chỉ đến xem sổ sách. Vì chưa đủ giấy tờ nên Spa phải tạm dừng hoạt động.
Trước khi kinh doanh spa tôi cứ nghĩ làm việc phục vụ, marketing phục vụ khách hàng là đủ. Nhưng, giờ ngồi ngẫm nghĩ lại mới thấy mình thất bại cũng là dễ hiểu. Bởi, đầu tư làm ăn kinh doanh lớn đòi hỏi người ta phải toàn tâm toàn lực, sát sao trong mọi hoạt động, đặc biệt còn phải hiểu thông biết thạo ngành nghề mình kinh doanh, bao gồm những vấn đề pháp lý, biết luật 1 chút” – vietnamnet
ĐỂ KHÔNG MẮC SAI LẦM NHƯ CHỊ LOAN, HÃY ĐỌC NHỮNG NỘI DUNG VÀ THAM KHẢO NỘI DUNG DƯỚI ĐÂY KHI KINH DOANH SPA
Kinh doanh và hoạt động trong ngành làm đẹp, ngành Spa, Thẩm Mỹ Viện cần phải đảm bảo được thực hiện đúng theo luật pháp của Nhà nước. Để giúp các Spa ai cũng nắm được đầy đủ thủ tục pháp lý, Trong bài viết này, Navacos Việt Nam sẽ cung cấp những thông tin về điều kiện kinh doanh và thủ tục mở spa chuẩn nhất năm 2020. Mời Chủ Spa, Thẩm Mỹ Viện cùng đón đọc
CÁC THỦ LƯU Ý VÀ THỦ TỤC DÀNH CHO CÁC CHỦ SPA CHUẨN BỊ MỞ, SẮP MỞ KINH DOANH SPA
Trường hợp spa có hoạt động thẩm mỹ: Điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt động trong trường hợp spa có hoạt động thẩm mỹ gồm:
- Về cơ sở vật chất: Đơn vị phải có địa điểm cố định và đảm bảo các điều kiện về vệ sinh.
- Về thiết bị: Đơn vị phải có đủ các thiết bị, dụng cụ, vật tư phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở, đảm bảo xuất xứ, chất lượng,…
- Về nhân sự: Người thực hiện các hoạt động xăm, phun, thêu trên da không được phép sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại spa. Nếu thực hiện thuốc tê dạng tiêm thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu do các lớp dạy nghề hợp pháp cấp.
- Thủ tục thực hiện trước khi hoạt động kinh doanh của spa thẩm mỹ: Các cơ sở có dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.
Trường hợp spa có hoạt động xoa bóp (massage): Hiện nay, Nghị định 109/2016/NĐ-CP đã loại bỏ hoạt động xoa bóp (massage) là cơ sở dịch vụ y tế. Vì vậy, các cơ sở chăm sóc sắc đẹp, thẩm mỹ, chăm sóc da mặt, tẩm quất không còn phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo luật cũ nữa. Các spa có hoạt động xoa bóp, massage sẽ không phải xin giấy phép về chuyên môn hay thông báo về chuyên môn hoạt động. Tuy nhiên, kinh doanh hoạt động này vẫn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP. Vì vậy, cơ sở spa nếu có hoạt động xoa bóp (massage) phải được cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự.
Quý khách cần nắm rõ mô hình kinh doanh (doanh nghiệp, hộ kinh doanh hay các nhân kinh doanh) và thực hiện các bước đăng ký giấy phép kinh doanh gồm:
- Bước 1: Đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc đăng ký thành lập công ty kinh doanh Spa
- Chủ thể kinh doanh tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp ở trên
- Bước 2: Hoàn thành các điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ (trường hợp có thẩm mỹ)
- Sau khi được cấp giấy chứng nhận hộ kinh doanh cá thể hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh cần thực hiện thủ tục xin giấy phép an ninh trật tự. Cần lưu ý chuẩn bị đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, nhân sự. Sau đó thông báo đủ điều kiện về sở y tế nơi cơ sở đặt trụ sở để bắt đầu hoạt động.
Đăng ký hồ sơ kinh doanh spa gồm:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
- Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh
- Bước 3: Trong thời hạn 3 ngày làm việc cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tình hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bước 4: Sau khi được thành lập, để bắt đầu hoạt động kinh doanh spa, quý khách cần đáp ứng các điều kiện chi tiết về từng hạng mục về hoạt động massage (nếu có)
CÁC THỦ LƯU Ý VÀ THỦ TỤC DÀNH CHO CÁC CHỦ SPA ĐÃ MỞ SPA
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói: “Bạn phải hiểu các quy tắc trước khi có thể phá vỡ chúng”. Tài liệu dưới giúp anh chị chủ DN nói chung và chủ spa, tmv nói riêng biết cần các thủ tục gì để chuẩn bị cho doanh nghiệp của mình!
TẢI VỀ TÀI LIỆU PHÁP LÝ TRONG SPA: [signinlocker] Tong hop tai lieu phap ly trong Spa [/signinlocker]
TẢI VỀ TÀI LIỆU TIÊU CHÍ BẢO ĐẢM AN TOÀN PHẪU THUẬT TRONG SPA: [signinlocker] Tieu Chi Dam Bao An Toan Phau Thuat [/signinlocker]
DANH MỤC ĐẦU TƯ SPA: [signinlocker]Danh muc dau tu Spa[/signinlocker]
GIÁO TRÌNH CHĂM SÓC DA CƠ BẢN: [signinlocker] GIAO TRINH CHAM SOC DA CO BAN [/signinlocker]
Như vậy, trong bài viết trên, Navacos đã tổng hợp một vài thủ tục pháp lý trong spa mà quý khách cần nắm được. Hy vọng rằng, những thông tin trên hữu ích dành cho bạn.
Bên cạnh đó, để một spa hoạt động có hiệu quả thì cần phải đầu tư vào kiến thức kinh doanh Spa, kiến thức về công nghệ và sản phẩm. Quý khách nên đầu tư thời gian vào những khóa đào tạo chuyên sâu dành cho Spa để có thêm những kiến thức đa dạng trong ngành bởi đây là những kiến thức cần thiết để phát triển Spa, không ai có thể cướp được của bạn, giúp bạn phát triển Spa bền vững. Navacos dành tặng khách hàng khóa đào tạo chuyên sâu về da, về công nghệ, Marketing Miễn phí: Đăng ký nhận chỗ miễn phí tại: KHÓA ĐÀO TẠO SPA – https://navacos.vn/khoa-dao-tao-chuyen-sau
[/sociallocker]