7 tips xây dựng văn hóa lấy khách hàng làm trọng tâm dành cho chủ Spa/TMV

Nội dung chính

7 tips xây dựng văn hóa lấy khách hàng làm trọng tâm dành cho chủ Spa/TMV

Lòng trung thành của khách hàng thường bắt đầu từ trải nghiệm WOW trong toàn bộ hành trình mua hàng. 

Chủ Spa/TMV chỉ có thể khiến khách hàng hài lòng khi lấy khách hàng làm trọng tâm trong mọi hoạt động, gốc rễ phải bắt nguồn từ xây dựng văn hóa doanh nghiệp.  

Lắng nghe khách hàng

Lắng nghe là bước quan trọng trong quá trình lấy khách hàng làm trọng tâm!
Lắng nghe là bước quan trọng trong quá trình lấy khách hàng làm trọng tâm!

Biết cách lắng nghe sẽ giúp chủ Spa xây dựng lòng tin với khách hàng, khuyến khích họ tương tác nhiều hơn, chính họ sẽ trở thành những đại sứ cho thương hiệu. Lắng nghe đòi hỏi chủ Spa phải cởi mở chấp nhận mọi phản hồi tiêu cực và tích cực, biết nhận sai và sửa sai. 

Trải nghiệm khách hàng và chất lượng sản phẩm phải đi đôi với nhau

Trải nghiệm khách hàng và chất lượng dịch vụ phải đi đôi với nhau
Trải nghiệm khách hàng và chất lượng dịch vụ phải đi đôi với nhau

Nhiều chủ Spa chỉ chú trọng vào trải nghiệm khách hàng khi có một lượng khách hàng cụ thể. Tuy nhiên, trải nghiệm khách hàng nên được đầu tư ngay trong giai đoạn chuẩn bị khai trương. Điều này không chỉ giúp chủ Spa tiếp cận được những khách hàng có tiềm năng lâu dài, mà còn giảm bớt quá trình sửa chữa/nâng cấp.  

Thấu hiểu khách hàng của bạn

Thấu hiểu khách hàng mới có thể phục vụ họ tốt nhất
Thấu hiểu khách hàng mới có thể phục vụ họ tốt nhất

Mỗi Spa/TMV cần xác định được khách hàng là ai và họ quan tâm điều gì thông qua các phương thức như khảo sát thị trường, khảo sát khách hàng,… từ đó chủ Spa có thể xây dựng chân dung khách hàng. Việc này sẽ giúp đảm bảo các hoạt động marketing, phục vụ khách hàng,… diễn ra theo cách hiệu quả và có giá trị nhất.  

Sử dụng dữ liệu để tối ưu hóa mọi bước trong trải nghiệm khách hàng

Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng
Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Hiện nay có nhiều công nghệ và công cụ giúp chủ Spa thu thập, lưu trữ, tổng hợp và phân tích lượng lớn dữ liệu người dùng cũng như đánh giá của họ về chất lượng dịch vụ. Mọi điểm chạm của trải nghiệm khách hàng đều có thể được tối ưu hóa thông qua việc phân tích các chỉ số và theo dõi mức độ hài lòng của khách hàng.  

Hỗ trợ khách hàng mọi lúc, mọi nơi

Tập trung vào nỗi đau của khách hàng
Tập trung vào nỗi đau của khách hàng

Để khiến khách hàng trung thành với mình, chủ Spa cần mang đến cho họ trải nghiệm WOW, tức là mang lại cho họ những thứ họ không ngờ tới hoặc vượt quá kỳ vọng của họ về sản phẩm/dịch vụ. Chủ Spa cần đảm bảo các kênh giao tiếp trên những nền tảng khác nhau và đồng bộ mọi điểm chạm để có thể hỗ trợ khách hàng nhanh nhất. Các chuyên viên hỗ trợ cũng cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp để giải quyết các vấn đề của khách hàng nhanh nhất có thể.  

Tập trung vào “nỗi đau’ của khách hàng

Tập trung vào nỗi đau của khách hàng
Tập trung vào nỗi đau của khách hàng

Để biến trải nghiệm khách hàng trở thành lợi thế cạnh tranh, các chủ Spa cần xác định được “điểm đau” của khách hàng để tiếp cận và giải quyết chúng trước đối thủ. Hơn nữa, chủ Spa cũng cần xem xét giảm thiểu tối đa những “điểm đau” mà khách hàng có thể gặp trong quá trình họ trải nghiệm dịch vụ của mình.  

Tôn trọng những đóng góp của nhân viên

Tôn trọng những đóng góp của khách hàng
Tôn trọng những đóng góp của nhân viên

Mỗi nhân viên nên biết rõ vai trò, vị trí của họ trong bức tranh toàn cảnh: Họ đóng góp gì cho Spa? Họ mang lại giá trị gì cho khách hàng? Họ có thể làm gì để cải thiện trải nghiệm khách hàng?… Thông qua đó, các nhân viên sẽ có thêm động lực, đam mê và hành động đầy tâm huyết để mang đến giá trị tuyệt vời cho khách hàng. 

Có thể bạn quan tâm: 7 tips nâng cao trải nghiệm khách hàng từ Content Marketing

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.